Lịch trình khám phá Vũng Tàu 2 ngày thú vị cho dịp lễ 30/4

Thảo luận trong 'Du lịch Đông Nam Bộ' bắt đầu bởi Quốc Bảo, 18/4/16.

  1. Quốc Bảo

    Quốc Bảo Level 1

    Bài viết:
    27
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    11
    Chơi thể thao trên những bãi biển thơ mộng, ngâm mình trong dòng nước suối nóng hay thưởng thức bánh khọt nổi tiếng ở Vũng Tàu là những trải nghiệm nên có trong hành trình du hí dịp lễ 30/4.

    1.jpg
    Vũng Tàu sở hữu nhiều bãi biển đẹp.
    Cách trung tâm TP HCM 125 km, Vũng Tàu là điểm đến thích hợp cho các cặp đôi, gia đình hay những bạn trẻ mê phượt. Dưới đây là hành trình gợi ý cho kỳ nghỉ sắp tới.

    Xuất phát

    Bạn có thể đến Vũng Tàu bằng ô tô riêng, xe máy, xe khách hoặc tàu cánh ngầm nếu xuất phát từ Sài Gòn. Đi từ Hà Nội, bạn nên dùng máy bay hoặc tàu hỏa để vào Sài Gòn, sau đó di chuyển tiếp đến Vũng Tàu.

    Xe khách: Bạn mua vé tại bến xe miền Đông với giá 90.000 - 120.000 đồng một người. Thời gian di chuyển khoảng 1h30 phút.

    Tàu cánh ngầm: Bạn mua vé tại số 5 Nguyễn Tất Thành, quận 4 với giá 200.000 đồng cho ngày thường và 250.000 đồng đối với ngày lễ. Thời gian tàu chạy từ 8h đến 16h30 phút hàng ngày, mất khoảng 1h15 phút là tới nơi.

    Xe máy: Theo quốc lộ 1A, bạn qua cầu Đồng Nai đến ngã tư Vũng Tàu, rẽ phải theo quốc lộ 51, đi thêm 100 km là tới nơi. Cung đường thứ hai, bạn đi theo đường phà Cát Lái sang Nhơn Trạch (Đồng Nai). Đoạn đường này sẽ ra quốc lộ 51 để về thành phố.

    Ngày 1: Sài Gòn - Vũng Tàu

    Buổi sáng

    Bạn dành nửa buổi để di chuyển, thời gian còn lại nên vui chơi trên bãi biển và thưởng thức hải sản tươi ngon Vũng Tàu.

    9h: Đến Vũng Tàu và di chuyển đến bãi sau, tận hưởng làn gió mát rượi và nước biển xanh trong ở khu du lịch Biển Đông. Nơi đây là một trong những bãi biển đẹp nhất Vũng Tàu, thích hợp cho các hoạt động vui chơi thể thao vận động như đá bóng, thả diều, đua ghe ngo, cắm trại…

    12h: Thưởng thức những món hải sản đặc trưng của miền biển ở các nhà hàng như ốc móng tay nướng mỡ hành, sò huyết xào bơ tỏi, món tôm tít, cá mú hấp gừng ăn kèm bún, thêm một đĩa cơm chiên tỏi... Sau bữa trưa, du khách thuê phòng, nghỉ ngơi và chuẩn bị khám phá Vũng Tàu theo lịch trình dự định.

    2.jpg
    Bánh canh Long Hương, món đặc sản nên thử khi đến Vũng Tàu.

    Buổi chiều

    Khu di tích đình Thắng Tam: Tọa lạc tại đường Hoàng Hoa Thám, đây là một quần thể bao gồm đình thần Thắng Tam, miếu Ngũ Hành và lăng cá Ông. Khu di tích này chứa những giá trị văn hóa quý báu của cư dân miền biển. Ngoài giá trị văn hóa, kiến trúc độc đáo cũng là yếu tố thu hút nhiều du khách.

    Bạch Dinh: Là dinh thự có kiến trúc châu Âu gồm 3 tầng, xây dựng từ năm 1898 đến 1902 mới hoàn thành, cao 19 m. Công trình nằm tựa lưng vào núi Lớn, mặt hướng ra biển. Nơi đây hiện còn giữ 19 khẩu thần công và nhiều hiện vật có giá trị khác. Đến đây, du khách được tận hưởng không khí trong lành của biển, vẻ đẹp kiều diễm của Bạch Dinh hòa lẫn với thiên nhiên cỏ cây.

    Niết Bàn Tịnh Xá: Là ngôi chùa nằm bên núi Nhỏ, mặt hướng ra biển. Đây được coi là một trong những ngôi chùa đẹp nhất Vũng Tàu với những đường nét kiến trúc hiện đại.

    Tượng chúa Ki-tô: Buổi chiều là thời điểm thích hợp để thưởng lãm cảnh sắc nơi đây. Với chiều cao 32 m và nằm trên đỉnh núi Nhỏ, bức tượng là điểm lý tưởng để du khách ngắm hoàng hôn, biển chiều, toàn cảnh thành phố và đón nhận những cơn gió mát rượi từ biển.

    Buổi tối

    Du khách dạo về đêm hay ghé quán cà phê dọc bờ biển để thưởng thức ly cà phê thơm nồng trong không khí se lạnh của làn gió, ngắm làn nước với những ánh đèn điện hiu hắt từ những chiếc thuyền neo đậu.

    Một hoạt động khác thú vị không kém là xem đua chó vào ban đêm ở sân vận động Lam Sơn (15 Lê Lợi, phường 1). Cuộc đua diễn ra 19h – 22h30. Giá vé vào cửa 40.000 - 80.000 đồng. Sau khi kết thúc cuộc đua, hãy thưởng thức món đặc sản cháo hàu, sau đó về phòng nghỉ ngơi.

    [​IMG]
    Đua chó ở trường đua Lam Sơn - Vũng Tàu. Ảnh: Diendandulich.

    Ngày 2: Khám phá Vũng Tàu

    Buổi sáng

    Du khách nạp năng lượng với món bánh khọt nổi tiếng ở quán Bà Hai trên đường Lê Lợi, giá 20.000 – 30.000 đồng một đĩa. Ngoài ra còn có bánh canh Long Hương với giá 35.000 đồng. Sau đó, bạn khởi hành tham quan suối nước nóng Bình Châu.

    Suối nước nóng Bình Châu: Được một bác sĩ người Pháp phát hiện năm 1928, nơi này gồm hồ nước suối khổng lồ cùng với bùn khoáng nóng và hơn 70 điểm phun lộ thiên có nhiệt độ 37 – 80 độ C tuôn trào hàng ngày. Du khách được ngâm bùn, tắm suối nóng, ngâm chân, luộc trứng… Giá vé vào cổng 30.000 đồng. Các dịch vụ khác được tính riêng theo giá niêm yết tại khu du lịch.

    Tắm biển Hồ Cốc: Là một bãi biển hoang sơ, yên tĩnh nằm ở huyện Xuyên Mộc. Hồ Cốc nổi tiếng bởi nước biển xanh trong, cánh rừng nguyên sinh nằm sát ngay biển. Thiên nhiên ban tặng Hồ Cốc một bãi biển quyến rũ với những tán lá rừng xanh mướt, tạo hình vòng cung uốn lượn dọc bãi biển. Du khách có thể tắm biển, khám phá rừng nguyên sinh hay thử tài câu cá.

    3.jpg
    Biển Hồ Cốc lọt top ‘Thiên đường giá rẻ bất ngờ trên thế giới’. Ảnh: Resortvungtau

    Thưởng thức hải sản Hồ Tràm: Ngoài những bờ cát mịn phẳng lỳ, sóng vỗ êm đềm, Hồ Tràm được biết đến với những loại hải sản tươi ngon như ghẹ hấp, hàu sữa nướng, ốc tỏi. Chợ hải sản Hồ Tràm là điểm ghé của nhiều du khách. Bạn có thể mua tươi đem ra bãi biển vừa chế biến, thưởng thức và ngắm những con sóng vỗ rì rào.

    Buổi chiều

    Xuất phát về lại Sài Gòn theo hướng Long Hải. Du khách dừng chân nghỉ ngơi ở bãi biển Long Hải, uống trái dừa mát lịm hay ra chợ Long Hải thưởng thức các món ăn vặt như chả giò cá, bánh khoai…

    Bạn đừng quên dừng chân tại thành phố Bà Rịa mua hải sản, quà cho người thân, bạn bè, sau đó về lại Sài Gòn theo quốc lộ 51.

    Nguồn: VnExpress​
     

Chia sẻ trang này