Delhi là một trong những thành phố đẹp, cổ kính ở Ấn Độ, cùng với Varanasi. Trải qua bao thăng trầm của các triều đại, và những thăng trầm lịch sử đã tạo nên một Delhi phát triển rực rỡ về văn hóa, các kiến trúc đặc trưng và có nền ẩm thực độc đáo. Delhi chia làm hai vùng: là Delhi cũ và Delhi mới. Khu Delhi cũ nằmdọc hai bên bờ sông Yamuna ở phía Đông của thành phố, đa sốnhững kiến trúc cổ như: pháo đài, lăng mộ, thánh đường, đền thờ… đều ở đây. Nổi tiếng trong số này có pháo đài Đỏ, lăng mộ Humayun, đền Aksardham. Thủ đô New Delhi (Delhi mới), là nơi tập trung các công trìnhmới, trung tâm hành chính và các cơ quan của chính phủ. Ở Delhi có ba di sản văn hóa thế giới được UNESCO công nhận là pháo đài Đỏ, lăng mộ Humayun và tháp cổ Minar. Lăng Humayun (Humayun Tomb), nơi yên nghỉ của một trongnhững vị hoàng đế Mugal đầu tiên. Là hình mẫu kiến trúc đầutiên và tiêu biểu cho các lăng mộ hoàng gia dưới triều đại Mugalsau như Taj Mahal. Lăng Humayun (Humayun Tomb) Lăng Isa Khan là nơi yên nghỉ của Isa Khan Niyazi Pháo đài Đỏ hiện có hai cổng được sử dụng là cổng Delhi cho an ninh, quân sự và cổng La Hore cho khách vào tham quan.. Với những hoa văn chi tiết và tinh xảo, Pháo đài Đỏ khiến du khách có cảm giác choáng ngợp, uy nghi vững chãi. Mái vòm tinh xảo trong khu vực pháo đài Đỏ. Tháp canh Minar (Qutub Minar) còn có tên gọi khác là Tháp Chiến Thắng, cao 73m chia làm 5 tầng được xây bằng đá sa thạch đỏ và trắng. Tháp có phong cách độc đáo, dưới ánh chiều tà tháp càng có dáng vẻ thần bí, là một trong 7 kỳ tích của ẤnĐộ. Những họa tiết tinh xảo trên thân tháp Qutub Minar Tháp Alai Minar được vua Alauddin Khalji xây dựng vàokhoảng năm 1316 dự trù sẽ to và cao gấp đôi tháp Qutub Minar, nhưng công trình này đã ngừng xây dựng khi ông chết. Vì thế, bây giờ tháp Alai Minar chỉ còn là công trình dở dang với đế hình khối, đá sù sì lởm chởm chưa được mài chứ không phải là hậu quả của chiến tranh. Theo Một Thế Giới