Đi qua 51 tỉnh trong vòng 20 ngày chỉ với 4 triệu 500 ngàn đồng, Cao Tuấn Ninh đã khiến dân mạng tranh cãi, thậm chí ném đá vì nghi ngờ anh chàng 'chém gió thần sầu'. Chuyến đi đặc biệt kỉ niệm tuổi 20 Phượt xuyên Việt có lẽ không phải là điều gì đó quá lạ lẫm với giới trẻ, nhưng không phải ai cũng đủ liều lĩnh để tham gia một hành trình dài như thế. Trò chuyện với tôi, Cao Tuấn Ninh (SN 1996, Yên Bái) vẫn vẹn nguyên cảm xúc hào hứng sau chuyến đi 'để đời' của mình. Với Ninh, chuyến đi không chỉ đơn giản là khám phá vẻ đẹp của từng vùng đất mà còn là hành trình bước ra khỏi 'vùng an toàn', thử thách bản thân, kỉ niệm tuổi 20 một cách đặc biệt. Chuyến đi cũng đã để lại cho Ninh nhiều điều thú vị và có cái nhìn trọn vẹn hơn về cuộc sống cũng như tình người trên dải đất hình chữ S thân thương. Chân dung chàng phượt thủ đang gây bão mạng. Vừa kết thúc chuyến đi 6 tỉnh vùng Tây Bắc thì nhận được tin trong nhóm phượt có vài người bạn chuẩn bị xuyên Việt nên Ninh tham gia luôn. Quyết định đi và sắp xếp đồ đạc chỉ trong vẻn vẹn 1 tiếng đồng hồ. Đặc biệt là anh chàng chỉ có trong tay 2 triệu đồng cho hành trình đến Cà Mau. Với nhiều người, hành trình xuyên Việt ắt hẳn sẽ vô cùng gian nan nhưng với riêng bản thân Ninh, chuyến đi đáng nhớ này 'dễ thở' hơn vì sự chuẩn bị kỹ lưỡng về mọi mặt. Trong 1 tiếng ngắn ngủi, Ninh đã kịp chuẩn bị lều bạt, mì tôm hộp, bánh mì, đồ ăn hộp, nồi, cồn thạch, than, khay nướng để vừa tiết kiệm chi phí, vừa đảm bảo chuyến đi được suôn sẻ. Ngoài ra, anh chàng cũng chuẩn bị đầy đủ dụng cụ sửa xe nên trên đường đi dù xe cộ hư hỏng, trục trặc vẫn không có gì đáng lo ngại. Trong hành trình 20 ngày bắt đầu từ ngày 20/7, Ninh cùng nhóm đã trải qua rất nhiều kỉ niệm khó quên. Có lần, khi đang di chuyển trên đường mòn Hồ Chí Minh thì xe của Ninh hết xăng và phải dắt bộ hơn 10km giữa trời nắng oi bức. Hay như lần cắm trại tại bờ biển ở Rạch Giá – Kiên Giang thì đến nửa đêm gặp ngay một cơn mưa lớn, bạt của Ninh bị thủng và mọi người phải nhanh chóng dồn đồ đạc ra chỗ khô ráo. Chuyến đi chỉ được quyết định vẻn vẹn trong vòng 1 tiếng đồng hồ. Trong hành trình 20 ngày bắt đầu từ ngày 20/7, Ninh cùng nhóm đã trải qua rất nhiều kỉ niệm khó quên. Có lần, khi đang di chuyển trên đường mòn Hồ Chí Minh thì xe của Ninh hết xăng và phải dắt bộ hơn 10km giữa trời nắng oi bức. Hay như lần cắm trại tại bờ biển ở Rạch Giá – Kiên Giang thì đến nửa đêm gặp ngay một cơn mưa lớn, bạt của Ninh bị thủng và mọi người phải nhanh chóng dồn đồ đạc ra chỗ khô ráo. Bị ném đá vì dân mạng cho rằng, chuyến đi bịa đặt, check in sống ảo Tuy nhiên khi Ninh chia sẻ câu chuyện của mình lên mạng xã hội, ngay lập tức anh chàng nhận được hàng loạt những bình luận nghi ngờ về tính xác thực của chuyến đi. Nhiều người thẳng thừng cho rằng Ninh chém gió, bịa chuyện, nhiều người khác thậm chí tin rằng anh chàng đi chỉ để check in sống ảo. Khi có bạn trẻ cho rằng, phượt là niềm vui trên cả chặng đường chứ không phải là đích đến, hãy trải nghiệm mọi thứ trên đường chứ không thể chạy theo tốc độ và chỉ để check-in thì Ninh cũng mạnh mẽ phản pháo lại. 'Thực sự khi đi một quãng đường xa với số ngày khá hạn chế như vậy thì mọi người nghi ngờ mình chém gió, đi theo phong trào, đi chỉ để check in sống ảo cũng là chuyện bình thường. Với tư cách là một người đi phượt nhiều, mong muốn khám phá vẻ đẹp của đất nước thì việc check in ghi lại những phong cảnh của Việt Nam là điều vô cùng tuyệt vời. Thời gian ngắn như vậy nhưng mình và nhóm đã tận hưởng được cảnh sắc và các món ăn của mọi miền, cũng đã cảm thấy thỏa mãn rồi. Mình cũng đồng ý phượt là sự hưởng thụ phong cảnh, con người, ẩm thực nơi ta đến, chứ không chạy lấy thành tích nhưng mình tin, chuyến đi này là phượt đúng nghĩa của nó'. Phân trần về sự ném đá của dân mạng, Ninh tiếp tục chia sẻ thêm về hành trình của mình. Theo như lời Ninh kể thì kinh phí cho mọi chuyến phượt đều do anh chàng kiếm được, lấy đam mê nuôi đam mê. Ninh hiện đang là ban quản trị của nhóm Phượt Luôn với 35.000 thành viên trên toàn quốc, có lẽ vì thế mà Ninh cũng dễ dàng nhận được sự hỗ trợ của bạn bè khắp vùng miền. 'Để hoàn thành được hành trình cũng nhờ sự giúp đỡ nhiệt tình của nhiều người, từ bạn bè, cộng đồng 'phượt thủ', người dân những nơi nhóm mình đến. Như việc ngay từ khi xuất phát ở Hà Nội thì mình đã được một anh ở Gia Lai liên hệ, mời ghé qua nhà anh nghỉ chân. Thậm chí cả nhóm còn được anh đích thân dẫn vào Đà Lat luôn, hướng dẫn cung đường nào an toàn nhất để di chuyển cho thuận tiện. Hay một bạn trẻ ở Huế, sẵn lòng mời cả nhóm đi lòng vòng Huế, thưởng thức đủ món đặc sản. Rồi khi đến TP. Hồ Chí Minh, cả nhóm được 40 bạn trẻ đứng đón dưới mưa, khiến ai cũng rưng rưng xúc động. Trên hành trình này mình đã quen được nhiều bạn mới, khi đến bất cứ nơi nào đều có chỗ nghỉ chân giúp giảm chi phí. Đôi khi bọn mình còn cắm trại giữa rừng hay một bãi đất, hay cắm trại gần miếu hay nghĩa trang…cũng là những trải nghiệm khó quên.' Ngoài ra, Ninh cũng đã có những ghi chú rất hữu ích cho những ai đang có ý định đi phượt để đảm bảo một chuyến đi thuận lợi: 'Theo mình cảm nhận thì khi đi, các bạn nên đi đường mòn Hồ Chí Minh còn chiều về thì chạy đường biển. Vì khi về là bạn đã hoàn thành nửa hành trình rồi, cần được hưởng thụ mãn nhãn phần còn lại. Phải nói là cung đường biển Việt Nam đẹp mê hồn. Mình ấn tượng nhất đoạn Vịnh Vĩnh Hy - biển Bình Tiên và cung từ Cực Đông chạy về tới Đà Nẵng, Phú Yên, Quy Nhơn. Lựa chọn lịch trình: Hướng đi và các địa điểm dừng chân nghỉ ngơi ăn uống. Tính toán thời gian: Thời gian chơi ở từng địa điểm và thời gian di chuyển tới các địa điểm. Tính toán sao cho hợp lí, tránh để mất thời gian Phương tiện đi lại, hành lý, đồ dùng thiết yếu mang theo: Xe máy trước khi khởi hành các bạn nên kiểm tra bảo dưỡng để đáp ứng được lịch trình ổn định, mình khuyên các bạn nên đi xe số thường như wave, tiết kiệm xăng và không bị hỏng vặt. Đồ ăn như lương khô, nước, rồi đồ y tế, đồ sửa xe nếu bạn biết, quần áo mang 4 - 5 bộ còn 1 bộ để mặc đi đường. Lều, mũ bảo hiểm chất lượng, giấy tờ tuỳ thân, đặc biệt không thể thiếu tiền. Tuy nhiên tiền mặt bạn không nên mang nhiều mà nên để ở trong thẻ. Chỉ rút ít một cho từng chặng đi. Tìm hiểu kĩ tình hình xã hội điểm đến, cũng như giao thông nơi đó: Nắm được địa điểm chốt giao thông. Không chạy quá tốc độ, lượng xe lưu thông nơi đó mật độ nhiều hay không. Địa điểm ăn, nghỉ: Nơi ăn nghỉ có thể quán xá, nhà nghỉ hoặc nhà người thân, bạn bè hay sự giúp đỡ của người dân.' Theo Soha. Ảnh: FBNV.