Đỉnh núi Roraima, con đường mòn Appalachian, đảo lâu đài If ,... đều là những điểm đến bước ra từ trang sách, được "lăng xê" và gợi cảm hứng du lịch bởi những tác phẩm văn học. Du khách trên đỉnh núi Roraima - Ảnh: wp * Khung cảnh hùng vĩ và siêu thực của vùng núi Roraima nằm giữa Brazil, Venezuela và Guyana được Arthur Conan Doyle sử dụng làm bối cảnh sinh sống của những sinh vật thời tiền sử cho tác phẩm Thế giới đã mất xuất bản vào năm 1912. Cảm hứng này xuất phát từ các cuộc khám phá Roraima của các nhà thám hiểm vào cuối thế kỷ 19. Theo dân địa phương, núi Roraima có hình dạng đặc trưng của cao nguyên Guiana, là "nhà của các vị thần" với những vách đá cao 1.000m bao quanh và trảng cỏ trải dài tận chân núi. Từ thập niên 1980, khu vực này đã trở trành điểm hẹn của du lịch mạo hiểm bởi môi trường độc đáo và điều kiện tiếp cận tương đối dễ dàng. Những năm gần đây, du khách còn đến công viên quốc gia Canaima ở Venezuela hay công viên núi Roraima ở Brazil để đi ngược thời gian về "thế giới đã mất" tại các hang động rộng lớn, các loài động vật đặc hữu, chiêm ngưỡng các loài cây ăn thịt hiện diện khắp Roraima... "Thế giới đã mất" ở Roraima - Ảnh: wp Đỉnh núi Roraima huyền ảo trong mây - Ảnh: wp Một kiến tạo địa chất hồ độc đáo ở núi Roraima - Ảnh: wp * Với tác phẩm A walk in the woods (Một chuyến đi bộ trong rừng), nhà văn Bill Bryson đã khiến giới du lịch phát sốt với con đường mòn Appalachian khám phá phía đông nước Mỹ từ núi Springer ở bang Georgia đến núi Katahdin ở Maine dài 3.510km. Appalachian còn là đường mòn đi bộ quốc tế khi xuất phát từ hồ Katahdin bang Maine đến Crow Head trên đảo Newfoundland, Canada. Theo dự báo, hành trình du lịch Appalachian sẽ "bùng nổ" khi A walk in the woods được chuyển thể điện ảnh vào năm 2015 với Robert Redford vào vai chính. Con đường Appalachian Trail trên phần đất của Mỹ - Ảnh: travelchannel Một con đường rừng lãng mạn trên cung đường Appalachian Trail ở Mỹ - Ảnh: wp Làng Mont St-Pierre ở Gaspesia thuộc tỉnh bang Québec trên đường mòn quốc tế Appalachian - Ảnh: wp * Tác phẩm Bá tước Monte Cristo của văn hào Alexandre Dumas là nguồn cảm hứng bất tận của giới điện ảnh và kịch nghệ. Câu chuyện báo thù của chàng trai Edmond Dantès bị tù oan đã khiến bao con tim độc giả thổn thức. Và nay, những nơi chốn được xuất hiện trong tác phẩm trên, từ đảo lâu đài If gần cảng Marseille đến một vài nơi ở Paris như đường Jussienne, nhà thờ St. Sulpice... luôn có mặt trong các hành trình du lịch văn hóa ở Pháp. Trong đó hành trình "tham quan phòng giam của Edmond Dantès" ở lâu đài If xây dựng từ thế kỷ 19 luôn đắt khách! Vào ngày chủ nhật cuối mỗi tháng, từ tháng 4 đến tháng 10 ở khu vực đường Monte Cristo dẫn ra đường Alexandre Dumas, bạn như trở về thời đại của Alexandre Dumas! Các diễn viên trong trang phục xưa sẽ dẫn dắt bạn đến với cuộc đời hư cấu của bá tước Monte Cristo... Đảo lâu đài If - Ảnh: wiki Du khách tham quan lâu đài If - Ảnh: lesterrassesdemontecristo Du khách tham gia tiệc đêm khi tham quan lâu đài If - Ảnh: lesterrassesdemontecristo * Từ những hồi tưởng của thủy thủ Alexander Selkirk, người Scotland, sau khi được phát hiện trên Mas Atierra, một hoang đảo cách bờ biển Chile gần 640km, tiểu thuyết Robinson Crusoe của Daniel Defoe ra mắt độc giả vào năm 1719. Dù nhiều người nghi ngờ tính chân thực về cuộc sống cô đơn của một người trên đảo hoang, nhưng năm 1966 chính quyền Chile vẫn quyết định đổi tên hòn đảo này thành Robinson Crusoevới kỳ vọng rừng ngập mặn, những đầm phá rộng lớn cùng câu chuyện trong quyển sách nổi tiếng trên sẽ kích thích sự hiếu kỳ của du khách. Hiện nay, Robinson Crusoe là đảo duy nhất ở quần đảo Juan Fernandezthường xuyên có người ở. Là khu dự trữ sinh quyển của thế giới của UNESCO, Robinson Crusoe thu hút nhiều nhà khoa học lẫn các "tín đồ" của du lịch sinh thái. Dịch vụ lặn biển ở đảo rất phát triển bởi làn nước trong vắt cho phép du khách có tầm nhìn xa hơn 20m dưới đáy biển. Đặc sản tôm hùm Robinson Crusoe cũng là một trong những điều khiến du khách không còn bận tâm đến tính xác thực của cuộc chiến sinh tồn Robinson Crusoe trên đảo hoang năm nào... Một góc đảo Robinson Crusoe - Ảnh: leeabbamonte San Juan Bautista, ngôi làng duy nhất trên đảo Robinson Crusoe - Ảnh: leeabbamonte Hệ sinh thái trên đảo Robinson Crusoe - Ảnh: leeabbamonte Đi bộ khám phá đảo Robinson Crusoe - Ảnh: chiletourism * Những người yêu thích các tác phẩm bất tử của đại văn hào Shakespearecủa nước Anh thường muốn đến Avon (thành phố Stratford-upon-Avon)ở hạt Warwickshire cách London khoảng 150km một lần trong đời. Gần như toàn bộ thành phố được dành cho Shakespeare khi hình ảnh đại văn hào xuất hiện khắp chốn, từ các cửa hàng bán các vật phẩm gợi nhớ đến Shakespeare xuất hiện ở mọi nẻo đường đến một khách sạn chủ đề Shakespeare, thậm chí cả văn phòng luật! Mỗi năm, hơn 4 triệu lượt du khách kéo đến Avon để chiêm ngưỡng ngôi nhà gỗ từ thế kỷ 16 ở trung tâm thành phố, nơi Shakespeare trải qua thời thơ ấu và nay một nửa là Bảo tàng Shakespeare trưng bày nhiều bản gốc các tác phẩm của đại văn hào, hay để thưởng thức những vở kịch kinh điển của Shakespeare thường xuyên biểu diễn tại hai nhà hát nơi đây... Ngôi nhà lúc sinh thời của đại văn hào Shakespeares ở Stratford-upon-avon - Ảnh: flickr Du khách tham quan ngôi nhà của đại văn hào Shakespeares ở Stratford-Upon-Avon - Ảnh: classicfm Tái hiện hình ảnh các nhân vật từ tiểu thuyết của đại văn hào Shakespeares tại ngôi nhà lúc sinh thời của đại văn hào - Ảnh: lonelyplanetTheo easyvoyage, routard