Những ga tàu điện ngầm độc đáo khiến du khách sững sờ

Thảo luận trong 'Tin tức' bắt đầu bởi Anh Đức, 2/9/16.

  1. Anh Đức

    Anh Đức Level 3

    Bài viết:
    148
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    31
    Dưới ống kính của Forsyth, những ga tàu đông đúc nhất biến thành những ốc đảo hoang vu nhưng lại đẹp đến sững sờ.

    Nhiếp ảnh gia trẻ Chris Forsyth đã dành 2 năm chuyên chụp ảnh những ga tàu điện ngầm lớn… nhưng chỉ khi không còn một người hành khách nào. Tính đến thời điểm hiện tại, đã có hơn 150 ga tàu điện ngầm xuất hiện trong dự án ảnh “Tàu điện ngầm” của anh. Năm ngoái, bộ ảnh đầu tiên được thực hiện tại thành phố Montreal (Canada), quê hương của Forsyth đã đem về cho anh Giải thưởng Nhiếp ảnh quốc tế của năm ở hạng mục kiến trúc.

    Trong những tấm hình mới nhất của mình, Forsyth đã chụp lại hệ thống tàu điện ngầm ở ba thành phố lớn của châu Âu là Munich, Berlin và Stockholm.

    [​IMG]
    Ga Marienplatz, Munich.

    [​IMG]
    Ga Olympia Einkaufszentrum, Munich.

    [​IMG]
    Ga Stadion, Stockholm.

    [​IMG]
    Ga Solna Centrum, Stockolm.

    “Tàu điện ngầm tại mỗi thành phố đều có những điểm độc nhất vô nhị,” nhiếp ảnh gia người Canada nói. “Hệ thống tàu điện ngầm của thành phố Montreal là một mô hình thu nhỏ của kiến trúc Canada những năm 1960.” Trong khi đó, “Đường Tunnelbana của Stockholm được ví như là triển lãm nghệ thuật dài nhất thế giới.”

    Theo Forsyth, các ga tàu điện ngầm ở thành phố Munich thường “rất hiện đại và rộng lớn.” “Đường U-Bahn ở thủ đô Berlin đã có lịch sử hơn 100 năm và hơn 170 ga, vì vậy đó là một sự kết hợp phong phú của cũ và mới.”

    Mặc dù mỗi ngày có tới hơn 1,3 triệu hành khách sử dụng hệ thống tàu điện ngầm của thành phố Montreal, nhưng trong các bức ảnh của Forsyth, các ga tàu luôn luôn vắng lặng, hầu như không một bóng người khiến ấn tượng về màu sắc và kiến trúc của chúng được đẩy lên hiệu quả cao nhất.

    [​IMG]
    Ga T-Centralen, Stockholm.

    [​IMG]
    Ga Rathaus Steglitz, Berlin.

    [​IMG]
    Ga Richard-Wagner-Platz, Berlin.

    Lý do đằng sau phong cách độc đáo này hóa ra lại đến từ việc trốn tránh luật pháp. “Khi dự án bắt đầu tại Quebec, tôi phải đối mặt với một điều luật không cho phép chụp ảnh mọi người tại nơi công cộng,” Forsyth kể lại. Sau đó, cách chụp này dần dần đã định hình nên phong cách đặc biệt của dự án “Tàu điện ngầm”.

    Theo CNN​
     

Chia sẻ trang này