Fes, thành phố ở Morocco được coi là một bảo tàng sống, với những di tích còn lại của nền văn hóa La Mã xưa và trường đại học lâu đời nhất thế giới. Fes được coi là thánh địa Mecca của phương Tây với những ngọn tháp từ thời trung cổ, những đại lộ rộng thênh thang và những khu vườn công cộng xinh đẹp. Thành phố được UNESCO công nhận là di sản thế giới. Fatima al-Fihri từng chạy trốn người chồng bạo chúa ở Tunisia để rồi tìm thấy ngôi trường đại học lâu đời nhất thế giới ở Fes năm 859 - trường Kairaouine. Các triết gia Do Thái cùng các Giáo hoàng thời Trung cổ từng chiêm nghiệm về ý nghĩa của cuộc đời trong phòng đọc sách. Ngày nay các học giả vẫn đắm chìm trong các tác phẩm nguyên gốc ở đây. Fes trở thành di sản thế giới, và được Mỹ hỗ trợ khôi phục lại khu phố cổ của người Do Thái. Họ lát lại các đường phố trước vốn là đường đất, nhưng người dân vẫn mặc áo choàng và đi dép lê, nhâm nhi trà bạc hà và cầu nguyện trên 9.400 ngõ hẻm. Trong ảnh là một người bản địa bán nước trong trang phục truyền thống. Thành phố được mệnh danh là một bảo tàng sống, một Athens của châu Phi và một Mecca của phương Tây. Các trường học, cung điện khoác lên mình những họa tiết khảm trai màu xanh dương, thư pháp gỗ, hay những trần nhà được chạm khắc từ gỗ tuyết tùng với kỹ năng tinh xảo. Bị bỏ hoang từ thế kỷ thứ 4 và gần như bị san phẳng sau trận động đất năm 1755, nhưng những gì còn lại vẫn đủ để du khách chiêm ngưỡng và hồi tưởng về một thời La Mã. Meknes là một hoàng thành. Vào thế kỷ 18, Sultan Moulay Ismail, cha của 888 đứa trẻ đã xây dựng một cung điện lớn với công sức của 150.000 nô lệ. Ifrane, một thị trấn nằm trong khu rừng tuyết tùng lớn nhất ở châu Phi chính là nơi để mọi người chạy trốn cái nóng ở Fes. Jnan Sbil, công viên hoàng gia với hồ nước trong xanh và những cây cọ là nơi diễn ra lễ hội âm nhạc linh thiêng thường niên ở Fes. Theo Zing News