Thất bại của ngày hội Văn hóa Mộc Châu và những điều cần nhìn lại

Thảo luận trong 'Tin tức' bắt đầu bởi Trân Trân, 8/9/16.

  1. Trân Trân

    Trân Trân Guest

    Bài viết:
    62
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    11
    Cơn mưa nặng hạt đã chính thức khép lại tuần lễ văn hóa tại Mộc Châu. Nhìn đi nhìn lại sau hàng tháng chuẩn bị và 5 ngày diễn ra, tôi chỉ thấy những điều u ám. Họ thất bại, chúng ta cũng thất bại. Bỏ qua những yếu tố ngoại cảnh như thời tiết, điều tệ nhất ở lễ hội này lại chính là con người.

    moc_chau__anh_2.jpg

    Thất bại đầu tiên là sự xuất hiện của những kẻ vô văn hóa trong lễ hội văn hóa. Đó là ai? Là một phần của thế hệ trẻ, từ 9x đến 10x. Tôi không thể quên được sự bực bội của mình lớn đến thế nào vào tối 1/9. Hàng trăm bạn trẻ đeo lên mình những thứ đồ chơi dị hợm (mũ phù thủy, cặp sừng phát sáng như của quỷ Satan...), những thứ không có trong văn hóa bản địa và cũng chỉ phù hợp với những lễ hội như Halloween hay cosplay. Đi kèm trên môi các bạn là còi báo hiệu, kèn nhựa đồ chơi bán khắp hội chợ.

    moc_chau__anh_1.jpg
    Sự kết hợp khó tin về thời trang. Nặng nề hơn, nó là sự thiếu tôn trọng đối với trang phục truyền thống của người H'mông.

    Các bạn xếp hàng ngay ngắn, bám vai nhau len lỏi khắp nơi, chen lấn không còn biết người già trẻ nhỏ đang ở xung quanh mình. Đi tới đâu làm ồn tới đó bằng những tràng còi dài và mạnh mẽ, các bạn buộc người ta phải nhìn mình bằng ánh mắt và suy nghĩ mà tôi đọc thấy là "Bố đấm chết m.. chúng mày giờ". Nhóm này chắc chắn là dân địa phương bởi trong các đoàn ấy có không ít bạn mà tôi quen. Tôi đã suýt cho một bạn nào đấy ăn cùi chỏ khi chen lấn và đạp vào chân tôi khi vào sân vận động xem các tiết mục nghệ thuật. Nhưng xét cho cùng, tôi vẫn là thằng U30 sợ chết, nên thôi. Một vài người cũng bị như tôi, thậm chí là trẻ em cũng dẫm không thương tiếc, đâu đó là những tiếng la ó, tiếng khóc thét lên của mấy đứa nhỏ. Tất cả nhanh chóng bị tiếng còi của các bạn lấn át.

    soi_4644.jpg

    Một nhóm người trẻ khác, đến từ khắp nơi trên dải đất hình chữ Sờ này, bằng những chiếc xe máy, xe mô-tô đủ loại, cờ hoa rợp trời, ăn mặc hợp với ý nghĩa ngày Quốc khánh. Tức là quần áo rằn ri, bộ đội, cơ động, đặc nhiệm...vân vân và mây mây, in hình quốc kỳ Việt Nam. Nếu tôi là lãnh đạo, tôi sẽ mời ngay các bạn này thành lập một đoàn duyệt binh khắp Mộc Châu, cho mấy anh chị phản động thấy rằng dân ta giỏi ra sao, đã quân đội hóa được một bộ phận thanh thiếu rất đông và hung hãn. Các bạn yêu nước, và các bạn thể hiện tình yêu ấy bằng việc làm ồn theo cách của mình. Nẹt pô, kéo còi, lạng lách, dừng xe dưới lòng đường, selfie các kiểu... thôi thì đủ cả. Nhưng tôi không chắc được bao nhiêu phần trăm trong số các bạn hiểu về Tết Độc lập này, hay chỉ đơn giản là nghe nói về "chợ tình Mộc Châu" rồi lên các diễn đàn, group về phượt lôi kéo nhau đi. Tôi có thể coi như thiếu may mắn khi nhà tôi nằm trên trục đường chính dẫn tới khu đồi chè, những ngày vừa rồi nhìn các bạn lướt xe qua hàng đoàn mà tôi sốt ruột. Liệu rằng mấy đứa quái xế kia có tông vào ai hay không?

    soi_4669.jpg

    Thất bại đầu tiên này là thứ đáng sợ, đáng tiếc, đáng thương... nhất. Nó ốp trực tiếp vào giới trẻ, mà theo các vị chức “to to” hay nói trên truyền hình, là tương lai của đất nước. Tất nhiên không phải tất cả các bạn trẻ đều như vậy, nhưng bằng những gì tôi thấy trong mấy ngày vừa rồi, tôi biết đó là số đông. Xót xa thay khi tôi hỏi nhiều bạn trẻ rằng "Các em hiểu những gì về lễ hội văn hóa này? Về tập tục ăn Tết Độc lập của người Mông nói riêng, và nhân dân Việt Nam nói chung?". Cái tôi nhận lại là sự ngập ngừng, lúng túng. Cũng phải thôi. Có tìm hiểu đâu mà biết. Đó chính là thất bại của lễ hội văn hóa lần này. Thất bại của sự thiếu hiểu biết về văn hóa, thất bại của những hành vi vô văn hóa, của sự thiếu tôn trọng những nét văn hóa truyền thống của dân tộc. Làm thế nào bây giờ? Tôi không cần một đất nước ồn ào và màu mè. Tất cả phụ thuộc vào ý thức, hiểu biết của từng cá nhân. Ừ, nói thế thì lại là do giáo dục rồi. Giáo dục yếu kém sinh ra những đứa trẻ ý thức kém. Thế vì đâu mà giáo dục yếu kém? Luẩn quẩn rồi. Tôi nhường các lãnh đạo vậy.

    Sói Hoang/ Báo Sống Mới.
     

    Các file đính kèm:

Chia sẻ trang này