Trải nghiệm “homestay” cùng cộng đồng người Chăm Ninh Thuận

Thảo luận trong 'Tin tức' bắt đầu bởi Quang Long, 20/9/16.

  1. Quang Long

    Quang Long Level 2

    Bài viết:
    73
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    11
    Một lần được ở “homestay” (cùng ăn, cùng ở, cùng sinh hoạt với người dân địa phương là đặc trưng của hình thái du lịch “homestay”) cùng cộng đồng người Chăm Ninh Thuận tại làng dệt thổ cẩm Mỹ Nghiệp đã cho tôi những trải nghiệm khó quên về con người và văn hóa vùng đất này.

    Đã khá lâu từ chuyến đi du lịch ở homestay tại làng dệt thổ cẩm Mỹ Nghiệp (Ninh Thuận), đến hôm nay, cứ nghe bạn bè thông báo sắp đến lễ hội Kate, ký ức lại dội về. Cách đây hơn 3 năm, tôi được chị bạn thân học Nhân học trước một khóa rủ về Ninh Thuận vào khoảng cuối tháng 9- đầu tháng 10.

    [​IMG]
    Trên đường vào thăm quan các tháp Chăm cổ, du khách sẽ gặp những đàn cừu đang thong dong gặm cỏ.
    Chị rủ đúng cái đứa mê đi, mê đến những vùng đất mới và gặp những con người mới: "Về dự lễ hội Kate dân tộc Chăm, sống homestay ở làng dệt thổ cẩm Mỹ Nghiệp rồi em sẽ yêu mảnh đất này, con người nơi đây không dứt được". Tạm gác bao công việc bộn bề của những tháng cuối năm, tôi khăn gói đi du lịch văn hóa theo hình thức homestay về Ninh Thuận cùng chị.

    Nằm cách thành phố Phan Rang gần 10km về phía nam, ngay trên đường quốc lộ 1A, làng dệt thổ cẩm Mỹ Nghiệp thuộc thị trấn Phước Dân, huyện Ninh Phước, tỉnh Ninh Thuận. Mỹ Nghiệp là làng nghề dệt thổ cẩm truyền thống nổi tiếng của người Chăm ở Ninh Thuận. Nét độc đáo của làng nghề chính là việc người dân dệt thổ cẩm theo phương pháp thủ công, lưu giữ dấu ấn văn hóa Chăm còn mãi với thời gian.

    [​IMG]
    Một góc tháp cổ PoKlong Garai được xây dựng vào cuối thế kỷ 13 đầu thế kỷ 14.
    Chuyến đi năm ấy, không chỉ có hai thành viên Nhân học chúng tôi mà có cả người bạn Chăm Isvan Campa ở làng Mỹ Nghiệp hiện đang làm nghiên cứu sinh ở Úc - hướng dẫn viên. Thật, không gì sướng bằng khi đi du lịch văn hóa - tôn giáo - lịch sử mà được chính cư dân bản địa - học ngành Nhân học làm hướng dẫn.

    [​IMG]
    Dưới chân tháp cổ.
    Các em sinh viên Đại học Bình Dương – khoa Việt Nam học thì sướng lắm, cứ mắt tròn mắt dẹt nhìn, ngắm, lắng nghe và hỏi liên tục mỗi khi chúng tôi đến một địa điểm mới hay mỗi lần sinh hoạt tại cộng đồng, thưởng thức một món ăn mới.

    Cô hướng dẫn viên chững chạc nhất đoàn- Nguyễn Thị Thu Thủy và cũng là giáo viên các em thì chẳng ngơi nghỉ chút nào trong suốt hành trình. Bởi vốn kiến thức về về văn hóa – lịch sử- tôn giáo và tình yêu cô dành cho mảnh đất này – con người nơi đây cộng với ngọn lửa đam mê đủ để làm các em say mê.

    [​IMG]
    Trên các con đường vào thăm quan tháp cổ có rất nhiều xương rồng - loài cây đặc trưng của vùng đất này.
    Một buổi sáng tinh sương, khi vừa đặt chân đến Ninh Thuận, 5g sáng, tiết trời mát mẻ vô cùng. Chúng tôi bước chân xuống xe, chân run run vì lạnh nhưng lòng thì xanh phơi phới, tiết trời trong lành, mát mẻ, nhiều oxy, khác hẳn sự ồn ào, tấp nập, nhiều khói bụi xe mà chúng tôi hằng ngày vẫn hít ở Sài Gòn.

    [​IMG]
    Mô hình một ngôi làng (plei) của tộc người Chăm được trưng bày tại bảo tàng.

    Thật tuyệt vời khi ở homestay với cư dân làng Chăm Mỹ Nghiệp. Cô chủ nhà thì nhiệt tình không phải nói, nhưng tuyệt vời hơn là được thưởng thức ẩm thực Chăm qua tài nghệ nấu ăn của các bà, các mẹ trong Hội phụ nữ làng Mỹ Nghiệp. Thú vị nữa là sau khi xem các bà, các mẹ, các chị dệt thổ cẩm thì chúng tôi được hướng dẫn cách dệt thổ cẩm bằng phương pháp thủ công truyền thống Chăm.

    [​IMG]
    Đường lên tháp Po Rome - được xây dựng vào cuối thế kỷ XVI - đầu thế kỷ XVII.

    Khi lên các tháp Chăm để tham quan, những cô cậu học trò được vài lần nghe kể về dân tộc Chăm, văn hóa Chăm, tháp Chăm thì lần này lắng nghe say sưa về lịch sử hình thành của các ngôi tháp cổ. Từng bàn tay trắng trẻo xinh xắn của các em lần chạm vào các viên gạch trên tháp đã như có chút rụt rè, e ngại. Có em nhỏ nhẹ: “Cô ơi, tháp này chắc thiêng lắm đúng không cô? Em chạm vào bức từng gạch rêu phong thấy tim mình đập nhanh hơn”.

    [​IMG]
    Làng dệt thổ cẩm Mỹ Nghiệp.
    Ngày hôm sau, chúng tôi đi thăm bãi đá cổ thuộc Plei Chakling (làng Mỹ Nghiệp), chiếc xe bon bon chạy qua các cánh đồng cỏ - nơi các chú cừu đang nhởn nhơ gặm cỏ. Rồi cả nhóm cùng cưỡi xe bò vào thăm bãi đá cổ. Trải qua hàng nghìn năm kiến tạo của địa chất, bức tranh thiên nhiên hiện ra trước mắt đẹp khó tả thành lời, nhưng hơn hết là cảm giác thật thanh bình, thật ấm áp trong khung cảnh như thế.

    [​IMG]
    Đi xe bò vào bãi đá cổ thuộc Plei Chakling (làng Mỹ Nghiệp).
    Thật thú vị, khi cả đoàn dừng chân ở vườn nho chú Ba Mọi- nghe tên nhiều bạn cứ thắc mắc, sao lại là chú Ba Mọi mà không chú Ba Hưng, Ba Tâm, Ba Hùng như cách gọi của người Việt… Một cái tên rất đặc trưng ở vùng đất này, và chỉ khi nào bạn đến vùng đất này, thăm vườn nho chú Ba Mọi, trò chuyện cùng chú Ba và nghe kể lý do ra đời tên “Ba Mọi” thì hẳn mỗi chúng ta thêm hiểu, thêm yêu giá trị văn hóa, lịch sử nơi đây.

    [​IMG]
    Tham quan vườn nho Ba Mọi - nghe ông Ba Mọi hướng dẫn cách trồng nho và chế biến rượu nho.

    Năm nay, các bạn tôi lại í ới, mùa Kate nữa lại về. Năm nay, Ninh Thuận chắc rộn ràng hơn các năm trước vì có thêm sự kiện Lễ hội rượu vang Ninh Thuận bên cạnh lễ hội Kate của dân tộc Chăm. Trong lòng lại háo hức, lại đợi chờ, vừa hay tin SG24 chính thức tổ chức tour hành trình về vùng đất nắng gió – lễ hội Kate Ninh Thuận- ở homestay cùng cộng đồng người Chăm lòng lại càng háo hức.

    [​IMG]
    Thăm quan Bia ký cổ Champa.

    Để rồi, đến hẹn lại lên, về Ninh Thuận, thả chân trần trên dải cát trắng mịn, bỏng cháy để cảm nhận cái nắng, cái gió của vùng đất ít mưa nhất nước; nếm rượu vang “Ba Mọi” sản xuất từ những trái nho thơm, đẹp, màu tím tình yêu hay màu xanh biếc đợi chợ; lên tháp Chăm ngắm và nghe hơi thở thiêng liêng của tháp, cùng hòa mình vào lễ hội Kate của dân tộc Chăm. Có dịp ngắm từng đàn cừu nhởn nhơ gặm cỏ trong khung cảnh thanh bình; trải nghiệm làm thợ thủ công dệt thổ cẩm Chăm ở làng Mỹ Nghiệp và thưởng thức những món ăn đậm phong vị của vùng đất đầy nắng gió cùng cư dân địa phương.

    Theo PetroTimes
     

Chia sẻ trang này