Được mệnh danh là đường lên cõi niết bàn, nhiều người dân Ấn Độ tìm đến thành phố này để giã biệt cuộc sống một cách nhẹ nhàng và hạnh phúc nhất. Người Hindu tin rằng, nếu được hỏa táng ở Varanasi, họ sẽ đạt đến cảnh giới moksha và thoát khỏi kiếp luân hồi. Bằng cách này, họ sẽ không tái sinh mà lên thẳng cõi niết bàn. Con đường dẫn tới giác ngộ bắt đầu từ những bậc đá dốc đứng bên bờ sông, nơi nghi lễ hỏa táng diễn ra. Thi thể người chết đường mang diễu qua các con phố, rồi xuống sông Hằng trong tiếng tụng kinh, sau đó được hỏa táng ngay bên bờ sông. Với tín ngưỡng này, Varanasi trở thành nơi “kinh doanh cái chết”. Các khách sạn như Kashi Labh Mukti Bhavan mọc lên để đáp ứng nhu cầu của những người chờ chết trong vòng 15 ngày. Tro cốt được thả xuống sông Hằng, nơi người sống vẫn tắm rửa, giặt giũ. Sông Hằng vì thế bị ô nhiễm đến mức Thủ tướng Narendra Modi đã có kế hoạch làm sạch dòng sông vào tháng 10/2019 nhân kỷ niệm 150 năm ngày sinh Mahatma Gandhi. Mặc dù vậy, tắm trên sông Hằng vẫn được coi là cách để tẩy trần. Ở Varanasi còn diễn ra buổi lễ Ganga Aarti ấn tượng vào lúc hoàng hôn để dâng lên thần Shiva và sông Hằng. Các thầy tu quay tròn những chiếc đèn đầy khói và hát. Hàng nghìn người chứng kiến buổi lễ trên thuyền và ở các bậc thang bên bờ sông, hay từ ban công, mái nhà gần đó. Cuối buổi lễ, các thầy tu đổ nước xuống sông và cầu nguyện. Người ta thả hàng trăm đài hoa và nến xuống sông Hằng trong đêm diễu hành. Trong khi đó, những con bò ì ạch trên những bậc thang dẫn tới Varanasi, dưới đất đầy phân, rác rưởi và thức ăn. Quanh Varanasi còn có những phòng thiền, tập yoga và các quầy bán hàng. Ở đây đặc trưng với món terra cotta sữa chua có vị nghệ tây và hồ trăn. Đặc biệt là các quầy bán trà, nơi người bán hàng luôn chào mời khách uống thử một tách. Trong tang lễ, người ta vẫn bắt gặp cảnh thanh thiếu niên chụp ảnh selfie cạnh đám hỏa táng của người bà con, những phụ nữ giặt áo bên bờ sông, hay nhóm đàn ông vừa la hét và lấy tay đập vào những con bò để lùa chúng đi. Theo Zing News