Về thăm thị trấn có 30 ngôi chùa

Thảo luận trong 'Tin tức' bắt đầu bởi Nhật Hạ, 11/12/15.

  1. Nhật Hạ

    Nhật Hạ Level 1

    Bài viết:
    17
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    31
    Núi Sập không chỉ phát triển các hoạt động giao thương, sản xuất hàng hóa, mà còn là "đất lành" bởi thị trấn này có đến 30 ngôi chùa, thu hút du khách đến tham quan tìm hiểu lịch sử vào mỗi dịp lễ, Tết...

    Nơi đây còn được biết đến là vùng đất bình yên, hài hòa sông núi, nơi lý tưởng để các vị tăng, ni tìm đến xây chùa, tu học.

    Từ TP. Long Xuyên (An Giang), du khách đi theo Tỉnh lộ 943 mới vừa được láng nhựa thẳng tắp gần 30km để đến với thị trấn Núi Sập (Thoại Sơn). Từ UBND thị trấn, đi theo đường Nguyễn Thị Minh Khai sẽ dẫn đến đường lên chùa Phước Duyên. Người dân địa phương quen gọi là Sư Duyên, bởi nơi đây có vị thượng tọa Thích Thiện Duyên chuyên hành nghề y, bốc thuốc nam miễn phí chữa rất nhiều bệnh cho người dân trong vùng. Nay, thầy đã viên tịch, nhưng đã truyền nghề cho đệ tử là thầy Thích Thiện Thành, tài năng chữa bệnh cũng không kém. Vừa đến quán cà phê ven chân núi, anh Đến (bác tài xe Honda đầu) đã đon đả mời: “Ai đi hốt thuốc thì lên xe, chỉ 10 ngàn đồng/lượt, đường dốc cao tự đi xe nguy hiểm lắm bà con”. Thế là khách lần lượt lên xe và có dịp trải nghiệm cảm giác mới lạ trên cung đường lên núi quanh co, với nhiều cua, dốc khá hồi hộp. Vượt qua con đường bê tông chỉ hơn 1 cây số, chùa Phước Duyên đã hiện ra với vẻ uy nghiêm, cổ kính; còn phóng tầm mắt nhìn xuống chân núi, du khách càng cảm nhận vẻ đẹp và sự bình yên của thị trấn với những núi nhỏ, những ngôi chùa xen lẫn con đường, nhà dân và những cánh đồng lúa bạt ngàn.


    [​IMG]
    Một góc thị trấn Núi Sập nhìn từ Chân Tiên (Huỳnh Long tam tự)

    Mới 8 giờ sáng, nhiều khách thập phương đã tập trung đông đúc đến chùa để hốt thuốc. Không ai bảo ai, mọi người đều yên ắng để cảm nhận không gian thanh tịnh nơi đây và kiên nhẫn đợi đến lượt. Thăm hỏi về hoạt động của chùa, thầy Thích Thiện Thành chia sẻ: “Nhiều năm nay, tôi và các huynh đệ đều dành phần lớn thời gian để bốc thuốc cho người dân, chỉ trừ 2 ngày là thứ 5, chủ nhật nghỉ để đi sưu tầm dược liệu. Ai có bệnh như gan, xương khớp, tim mạch, tiểu đường… tìm đến tôi đều tận tình giúp đỡ”.

    Tiếp tục hành trình tham quan Núi Lớn, tôi còn viếng thêm nhiều chùa khác, như: Linh Sơn tự, Hiển Mật đạo tràng, Bạch Ngọc, điện thờ các chư thần… Đường lên núi ngày càng nhỏ hẹp, bậc thang cheo leo nhưng không gây khó cho du khách, mà càng mang đến cảm giác thật mát mẻ, sảng khoái với bốn bề gió lộng. Nếu đã chán cảnh trên núi, khách còn có thể thư giãn những cảnh trí đẹp mắt của những ngôi chùa trong nội ô thị trấn, như: Thiền viện Hư Vân, Tịnh xá Ngọc Quang, Tịnh xá Giới Định Huệ, Hưng Thoại tự… Sau đó, hãy tự mình chinh phục con đường cỏ lau dẫn lên Thành An tự (người địa phương quen gọi là chùa Mới) thuộc Núi Nhỏ, khu vực lòng hồ số 2. Ngày thường, chùa có vẻ yên ắng vì ít có khách lui tới nhưng mỗi khi đến những ngày rằm lớn, nhiều phật tử lại tìm về để lễ Phật, dùng ít cơm chay với nhà chùa và thưởng cảnh để tâm hồn càng thư thái hơn. Chị Đỗ Thị Đài Trang, cán bộ Văn phòng UBND thị trấn Núi Sập chia sẻ: “Quê mình có đến ba mươi mấy ngôi chùa, chùa nào cũng đẹp, thầy cô nào cũng nhiệt tình, sẵn sàng chia sẻ giáo pháp hay những muộn phiền của phật tử. Đặc biệt, vào mỗi dịp rằm lớn thường đãi những món chay, khuyến khích mọi người ăn chay một ngày để “gieo duyên” với Phật”.

    Là vùng đất sở hữu nhiều ngôi chùa đẹp, tăng ni về tu học rất đông, do vậy người dân thị trấn Núi Sập nói riêng và huyện Thoại Sơn nói chung càng có điều kiện học tập được những điều tốt đẹp của đạo Phật, đó chính là từ bi, bác ái, biết “ăn hiền, ở lành”, giữ gìn tâm tánh hiền hòa, phát triển sản xuất. Đặc biệt, đây cũng chính là một lợi thế để thị trấn phát huy thế mạnh du lịch tâm linh, phát triển các dịch vụ phục vụ khách hành hương và du khách từ mọi miền đất nước.
    Theo Trúc Pha/Báo An Giang​
     

Chia sẻ trang này